Marginal cost là gì? Những lưu ý khi phân tích Marginal cost

Admin

Để có thể đưa ra được những quyết định thành công trong việc quản trị doanh nghiệp, marginal cost là gì cần được nắm bắt rõ. Nhờ marginal cost, bạn sẽ biết được cách để tối ưu hóa khối lượng sản phẩm cũng như đưa ra các chiến lược bán hàng hiệu quả. Nhờ vậy, lợi nhuận của doanh nghiệp cũng tăng lên đáng kể. 

Marginal cost là gì? Những lưu ý khi phân tích Marginal cost

Khái niệm Marginal cost

Marginal cost hay còn có cách gọi khác là chi phí cận biên. Đây là chi phí bổ sung được sử dụng khi doanh nghiệp sản xuất thêm sản phẩm mới. Nói một cách đơn giản, chi phí cận biên sẽ được tính bằng cách lấy sự thay đổi của tổng chi phí phát sinh chi cho sự thay đổi của sản lượng hàng hóa tổng. 

Ví dụ sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Marginal cost là gì.

Công ty dệt may A ban đầu dự tính sản xuất 100 chiếc áo với tổng chi phí hết 50 triệu. Tuy nhiên vì một lý do nào đó, công ty muốn sản xuất thêm 20 chiếc áo nữa với chi phí bổ sung là 20 triệu đồng. 

Theo ví dụ này, marginal cost sẽ được tính bằng cách lấy 20 triệu đồng chia cho 20 chiếc áo. Kết quả trả về lúc này chính là chi phí biên mà bạn cần tìm. 

MC = ∆C / ∆Q

Trong đó: 

MC: Marginal cost 

∆C: Sự thay đổi chi phí được xác định bằng cách chi phí sản xuất số lượng mới phát sinh trừ đi chi phí sản xuất ban đầu. 

∆Q: Sự thay đổi sản lượng được xác định bằng cách lấy sản lượng của lần phát sinh trừ đi sản lượng ban đầu. 

Đường chi phí cận biên thường xuất hiện dưới dạng chữ U. Hay nói cách khác giá trị này sẽ khá cao nếu mức sản lượng dự tính sản xuất không nhiều. Sau đó, khi sản lượng sản phẩm tăng lên, giá trị này sẽ giảm dần và đạt mức nhỏ nhất. Tương tự như lần đầu, giá trị này lại tăng lên một lần nữa và đạt mức tối đa. Đó là lý do cho hình dạng chữ U mà mọi người thường thấy. 

Biểu đồ hình chữ U

Ý nghĩa của Marginal cost

Việc phân tích chi phí biên quan trọng đối với sự phát triển của một doanh nghiệp. Một trong những ý nghĩa quan trọng chính là tối ưu hóa mức sản xuất. Nhờ vậy mà lợi nhuận cũng được tối ưu hơn và đem lại nguồn thu nhập nhiều hơn cho chủ doanh nghiệp. 

Đây là điều mà bất kể ai làm kinh doanh cũng mong muốn. Một doanh nghiệp sẽ có lợi khi chi phí biên nhỏ hơn doanh thu cận biên. Doanh nghiệp sẽ bị thua lỗ nếu doanh thu cận biên bằng hoặc nhỏ hơn chi phí cận biên. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng có thể áp dụng được chi phí biên để thu lợi nhuận nên hãy nghiên cứu kỹ càng trước khi lựa chọn. 

Ý nghĩa của Marginal cost

Những lưu ý khi phân tích Marginal cost

Không phải ngành nào cũng có thể áp dụng chi phí cận biên như đóng tàu hoặc hàng không. Đặc điểm chung của những ngành này chính là giá trị của sản phẩm chưa kết thúc sẽ được quy đổi thành một lợi nhuận khổng lồ. 

Chính do đó, chi phí cố định sẽ không được tính được vào lợi nhuận mỗi cuối kỳ. Khi đó, kết quả trả về doanh nghiệp bạn đang lỗ nhưng trên thực tế sau khi dự án hoàn thành thì lợi nhuận sẽ cực kỳ lớn. Chính vì vậy mà chi phí cận biên được trả về kết quả không chính xác. 

Bên cạnh đó, danh mục thời gian thường bị bỏ qua mỗi khi tính toán chi phí cận biên. Ta có thể xét 1 ví dụ cụ thể sau đây. Cả hai doanh nghiệp đều có chi phí cận biên giống nhau nhưng trong đó một doanh nghiệp cần thời gian nhiều hơn để hoàn thành thì chi phí thực tế sau khi tính toán sẽ lớn hơn so với công việc kia. 

Bạn hãy cân nhắc đối với những trường hợp bị chênh lệch thời gian tránh gây ra sự nhầm lẫn không đáng có. Chính vì vậy, các doanh nghiệp nếu muốn áp dụng chi phí cận biên để đem lại lợi nhuận cao cần cẩn thận xem xét theo tình huống. 

Vì kết quả của mỗi lần tính toán chi phí cận biên sẽ ảnh hưởng đến các quyết định quan trọng sống còn của quản lý doanh nghiệp nên hãy thận trọng nhất có thể.  Điều tiên quyết khi bạn muốn sử dụng chi phí biên chính là trình bày, giải thích đúng, hợp lý để tránh các trường hợp xấu xảy ra. 

Lưu ý khi phân tích Marginal cost

Marginal cost là gì được giải đáp nhằm đem đến cho bạn nhiều góc nhìn khác nhau về tối đa lợi nhuận mà doanh nghiệp có thể thu về. Bằng cách sử dụng chi phí biên, bạn có thể nhận được lợi nhuận nhiều hơn so với bình thường cũng như tối ưu hóa được sức lao động đáng kể, ước tính được chi phí phát sinh. Đây là điều các doanh nghiệp mong muốn và muốn áp dụng. Tuy nhiên, thực tế nhiều tình huống không thích hợp cho việc sử dụng chi phí biên vì gây ra sự nhầm lẫn, kết quả không chính xác. Trên đây, bài viết được chia sẻ bởi công ty chứng khoán Yuanta Việt Nam.